Quyết định Thu hồi giấy phép đối với các công ty XKLĐ của Cục quản lý lao động ngoài nước

1. Thu hồi giấy phép của Công ty VIHATICO và Công ty HOANG PHAT EDU.,JSC 

Ngày 05/04/2017 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với 2 công ty dịch vụ Việt Nam, cụ thể như sau:

  1. Quyết định thu hồi Giấy phép hạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số 498/QĐ-LĐTBXH đối với Công ty cổ phần Việt Hà- Hà Tĩnh trụ sở chính đặt tại Số 18, đường Lê Duy Điếm, phường Đại Nài,Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh theo quy định tại Điểm b, và điểm d, Khoản 2, Điều 15 do doanh nghiệp không thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, nội dung này được quy định tại Khoản 2 Điều 9 và tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 7 Điều 7 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  1. Quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số 499/QĐ-LĐTBXH đối Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ và Tư vấn giáo dục Hoàng Phát trụ sở chính đặt tại 75/45 Bùi Huy Bích, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội theo quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 15 do đã thực hiện hành vi cho người khác sử dụng giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 7 và lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, thu tiền trái phép của người lao động, nội dung này được quy định tại Khoản 6 Điều 7 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Sau khi bị thu hồi Giấy phép, theo quy định tại Điều 24 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Điểm b, Khoản 7, Mục I Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH, 02 Công ty nêu trên có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động , hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực. Đồng thời các công ty này phải báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước về các hợp đồng đang còn hiệu lực, số lượng người lao động đang làm việc ở nước ngoài, số lượng người lao động đã được tuyển chọn để đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng còn hiệu lực.

2. Thu hồi Giấy phép của Công ty PETROMANNING JSC và DONGDO MARINE 

Ngày 15/03/2017 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với 2 công ty dịch vụ Việt Nam, cụ thể như sau:

  1. Quyết định thu hồi Giấy phép hạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số 400/QĐ-LĐTBXH đối với Công ty cổ phần Phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Công ty không làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Công ty được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 01/8/2016).

 

  1. Quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số 401/QĐ-LĐTBXH đối Công ty cổ phần Hàng Hải Đông Đô theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do không đảm bảo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Công ty không được cấp đổi giấy phép do không đáp ứng quy định về vốn pháp định (Không đủ 5 tỷ vốn).

Sau khi bị thu hồi Giấy phép, theo quy định tại Điều 24 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Điểm b, Khoản 7, Mục I Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH, 02 Công ty nêu trên có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động , hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực. Đồng thời các công ty này phải báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước về các hợp đồng đang còn hiệu lực, số lượng người lao động đang làm việc ở nước ngoài, số lượng người lao động đã được tuyển chọn để đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng còn hiệu lực.

nguồn tham khảo: http://dolab.gov.vn/BU/NewsDetail.aspx?&LIST_ID=246&MENU_ID=246&DOC_ID=1561&Key=2790

Tag:

Bài viết liên quan: