Những tháng gần đây, sau khi Nhật thông qua dự luật về tiếp nhận thực tập sinh ngành hộ lý và cấp visa hộ lý mới (介護 -かいご) dành cho các bạn du học sinh ngành hộ lý đủ tiêu chuẩn, thì các câu hỏi về “Làm thế nào để trở thành điều dưỡng viên- hộ lý tại Nhật Bản ?” lại một lần nữa trở nên nóng hơn bao giờ hết trên các diễn đàn. Trong bài hôm nay, Tomoni sẽ tổng hợp một cách đầy đủ và chi tiết nhất các vấn đề cần lưu ý về đề tài này để các bạn đang có ý định trở thành điều dưỡng viên- hộ lý tại Nhật có thêm thông tin tham khảo.
1. Phân biệt điều dưỡng viên(看護師)và hộ lý(介護福祉士・介護士)
Đối với ngay cả các bạn đã học tiếng Nhật lâu năm nhưng không làm trong ngành y tế, thì 2 khái niệm: 看護師 (điều dưỡng viên) và 介護士 (hộ lý) vẫn thường bị hiểu nhầm qua lại hoặc bị đánh đồng là một. Vì vậy, trước khi đi vào chi tiết, mình xin giải thích cụ thể hơn về các khái niệm này.
Nguồn ảnh: http://angel-tt.asablo.jp
|
Điều dưỡng viên
(看護師)
|
Hộ lý
(介護福祉士・介護士*)
|
Nội dung
công việc
|
– Tương đương với khái niệmđiều dưỡng viên (ngày trước được gọi là y tá).
– Giống hệt với công việc của điều dưỡng viên tại các bệnh viện Việt Nam như: theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, xử trí và thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, báo cáo tình trạng của bệnh nhân tới bác sĩ,…
– Có thể sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân…
|
-Tương đương với khái niệm hộ lý (hay còn gọi với tên khác là nhân viên chăm sóc)
– Trợ giúp người già ăn uống, tắm rửa, bài tiết, đảm bảo giữ gìn vệ sinh, di chuyển, nghỉ ngơi…
– Quản lý sức khỏe cho người già, bệnh nhân.
– Trợ giúp công việc gia đình(へルパー)
– Lập kế hoạch chăm sóc cho người cao tuổi.
– Tuyệt đối cấm không được sử dụng các thiết bị y tế như: máy thở,máy moniter, bơm tiêm điện,máy truyền dịch… không được phép tiêm, truyền, quản lý dược phẩm…
|
Địa điểm
làm việc |
– Chủ yếu làm việc tại các bệnh viện của Nhật(vẫn có số cực kỳ ít làm việc tại các trung tâm dưỡng lão). |
– Hầu hết là ở các trung tâm dưỡng lão, hay trung tâm bảo vệ,chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. ngoài ra vẫn có ở các trung tâm dịch vụ ban ngày, hay các group home,… |
* Phân biệt 2 khái niệm 介護福祉士 và 介護士
-
介護福祉士(かいごふくしし): là ứng viên hộ lý đã thi đỗ chứng chỉ hộ Lý quốc gia của Nhật Bản, gọi là nhân viên chăm sóc phúc lợi (care worker )
-
介護士(かいごし): là ứng viên hộ lý chưa thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản, gọi là nhân viên chăm sóc (carer)
2. Điều kiện để làm hộ lý tại các cơ sở y tế, viện dưỡng lão của Nhật
Dưới đây là các trường hợp được phép làm hộ lý tại các cơ sở y tế, viện dưỡng lão của Nhật theopháp luật hiện hành (tính đến thời điểm này 2/2017) và theo dự luật mới được thông qua tháng 11/2016 vừa rồi (dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực trong 1 năm kể từ ngày được thông qua)
Nguồn ảnh: Freebies DB
|
Visa thực tập sinh
(Dự luật)
|
Visa 特定活動 (EPA)
(Luật hiện hành)
|
Visa 介護(hộ lý)
(Dự luật)
|
Thời gian lao động
|
3 năm (nếu thỏa mãn 1 số điều kiện sẽ có thể kéo dài tối đa lên 5 năm)
|
4 năm
|
Tối đa 5 năm
(Có thể xin gia hạn)
|
Nếu thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản có thể xin kéo dài vô thơi hạn như visa lao động
|
Quốc gia tiếp nhận
|
Các quốc gia đã kí kết hiệp định tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng (15 quốc gia)
|
Indonesia, Philipin, Vietnam
|
Không giới hạn
|
Mức lương
|
Cao hoặc bằng mức lương tối thiểu của tỉnh nơi làm việc
|
Bằng với mức lương của người Nhật có trình độ tương đương
|
Bằng với mức lương của người Nhật có trình độ tương đương
|
Tiếng Nhật
|
Khi sang Nhật có N4, sau 1 năm có N3
|
Trình độ tiếng Nhật cỡ N2 |
N2 trở lên
|
Cơ quan cử đi
|
Các nghiệp đoàn và cơ quan phái cử
|
Bộ Lao động nước sở tại
|
‐ Tự ứng tuyển tại Nhật
|
Quy trình
|
Sau khi phỏng vấn tại Việt Nam thì 4-5 tháng sau sẽ sang Nhật
|
Sau khi đỗ sẽ học tại Việt Nam khoảng 1 năm trước khi sang Nhật
|
Du học sinh tại các trường chuyên về hộ lý có chương trình học trên 2 năm (介護福祉士養成施設)→Thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản –> được nhận vào làm tại các cơ sở y tế- viện dưỡng lão
|
3. Điều kiện để làm điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế của Nhật
Để làm được điều dưỡng tại Nhật Bản cần thỏa mãn cả 2 điều kiện chính và điều kiện bổ sung củamột trong các mục A, B, C, D được đề cập trong bảng dưới (đối với người Việt Nam).
Nguồn ảnh: いらすとや
Mục |
Điều kiện chính |
Điều kiện bổ sung |
Visa |
A
|
Là thành viên của chương trình
ứng viên điều dưỡng
theo hiệp định EPA giữa
Việt Nam và Nhật Bản |
– Thi đỗ chứng chỉ quốc gia trong thời hạn 4 năm kể từ sau khi sang Nhật
(Trong thời gian chưa thi đỗ chứng chỉ quốc gia thì chỉ được làm các công việc như hộ lý) |
特定活動
(dành cho ứng viên EPA)
– Thời hạn visa lần đầu khi sang là 4 năm.
– Sau khi thi đỗ chứng chỉ sẽ tiếp tục được cấp thêm 3 năm nữa và có thể tiếp tục gia hạn như visa lao động thông thường
|
B
|
Du học sinh tốt nghiệp các trườngcao đẳng – đại học về điều dưỡng ở Nhật Bản
|
⓵Thi đỗ chứng chỉ điều dưỡng quốc giacủa Nhật Bản trước khi xin visa
②Được nhận vào làm(naitei) tại các bệnh viện, cơ sở y tế,..của Nhật
|
医療ビザ
(Sau khi nhận được naitei và đỗ chứng chỉ quốc gia, làm thủ tục xin visa tương tự như các bạn khác xin visa kỹ sư,..)
|
C
|
Du học sinh tốt nghiệp các trường chuyên môn về điều dưỡng tại Nhật Bản
|
⓵ Sau 2 năm học, thichứng chỉ điều dưỡng của Tỉnh tại Nhật trở thành 准看護師.
② Được nhận vào làm(naitei) tại các bệnh viện, cơ sở y tế,..của Nhật
③ Sau khi làm trên 3 năm kinh nghiệm thì sẽ thi và tiếp tục học tiếp 2 năm trường điều dưỡng. Sau đó thi chứng chỉ điều dưỡng quốc gia nếu đỗ thì thành 看護師.
|
医療ビザ
(Tuy vậy, mức độ khả thi là thấp vì với chứng chỉ 准看護師, khả năng đậu visa này ko cao)
|
D
|
Điều dưỡng viên tại Việt Nam, cóchứng chỉ tiếng Nhật N1
|
⓵Tốt nghiệp trường học có số đơn vị học trình trên 97 đơn vị học trình tương đương với trên 3000 giờ(theo cách tính của bộ phúc lợi lao động Nhật Bản)
②Làm các thủ tục để có thể nhận được giấy 認定書 (bằng chứng nhận) do Bộ trưởng Bộ lao động và phúc lợi xã hội Nhật bản cấp
③Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận này có thể đăng ký dự thichứng chỉ quốc gia của điều dưỡng của Nhật và trở thành điều dưỡng viên sau khi thi đỗ.
④Được nhận vào làm(naitei) tại các bệnh viện, cơ sở y tế,..của Nhật
|
医療ビザ
(Mức độ khả thi thấpvì hầu như không thể xin được việc và thi đỗ chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản khi còn ở Việt Nam. Tuy vậy, các bạn có thể sang Nhật theo dạng du học sinh trường tiếng rồi tiến hành các thủ tục này, tuy vậy, việc cạnh tranh để xin được việc là khá thấp)
|